Phán quyết trọng tài thương mại trong nước
Phán quyết trọng tài là quyết định cuối cùng của Hội đồng trọng tài giải quyết toàn bộ nội dung vụ tranh chấp thương mại và chấm dứt tố tụng trọng tài trong việc giải quyết tranh chấp.
Phán quyết trọng tài là chung thẩm không thể bị kháng cáo, kháng nghị theo bất cứ thủ tục nào. Phán quyết của trọng tài sẽ được thi hành nếu phán quyết đó là hợp pháp (khi không có đơn yêu cầu hủy phán quyết trọng tài, hoặc hội đồng xét xử đã bác đơn yêu cầu hủy phán quyết trọng tài).
Tuy là giải quyết tranh chấp bằng trọng thương mại, một tổ chức phi Chính phủ, nhưng được hỗ trợ, đảm bảo về mặt pháp lý của tòa án trên nhiều mặt: Xác định giá trị pháp lý của thỏa thuận trọng tài; giải quyết khiếu nại về thẩm quyền của Hội đồng trọng tài; xét đơn yêu cầu hủy phán quyết trọng tài; công nhận và thi hành phánquyết trọng tài.
Bên cạnh đó, kết quả của việc giải quyết tranh chấp thương mại thông qua phương thức trọng tài được đảm bảo bằng sự cưỡng chế từ phía cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Tại Điều 66 LTTTM năm 2010 quy định về quyền yêu cầu thi hành pháp quyết trọng tài:
“ 1. Hết thời hạn thi hành phán quyết trọng tài mà bên phải thi hành phán quyết không tự nguyện thi hành và cũng không yêu cầu huỷ phán quyết trọng tài theo quy định tại Điều 69 của Luật này, bên được thi hành phán quyết trọng tài có quyền làm đơn yêu cầu Cơ quan thi hành án dân sự có thẩm quyền thi hành phán quyết trọng tài.
- Đối với phán quyết của Trọng tài vụ việc, bên được thi hành có quyền làm đơn yêu cầu Cơ quan thi hành án dân sự có thẩm quyền thi hành phán quyết trọng tài sau khi phán quyết được đăng ký theo quy định tại Điều 62 của Luật này”.
Với sự hỗ trợ từ phía cơ quan tư pháp, Phán quyết trọng tài được thi hành tạo điều kiện cho tranh chấp được giải quyết dứt điểm, tránh tình trạng một bên kéo dài thời hạn thi hành án. Đây là một biện pháp đảm bảo Phán quyết của trọng tài sẽ được thi hành bởi cơ quan thi hành án trong trường hợp bên phải thi hành không tự nguyện thi hành.
Nếu Phán quyết trọng tài không bị tòa án hủy theo đơn yêu cầu của một trong các bên, mà bên phải thi hành không tự nguyện thi hành sau thời hạn 30 ngày, kể từ ngày hết thời hạn thi hành phán quyết trọng tài, bên được thi hành Phán quyết trọng tài có quyền làm đơn yêu cầu cơ quan thi hành dân sự có thẩm quyền thi hành phán quyết trọng tài.
Còn trong trường bên phải thi hành Phán quyết trọng tài đã không tự nguyện thi hành trong Phán quyết trong thời hạn quy định mà bên được thi hành cũng không làm đơn yêu cầu đến cơ quan thi hành án dân sự có thẩm quyền thi hành phán quyết trọng tài thì pháp luật về trọng tài cũng không đặt ra chế tài xử lý trong trường hợp này. Hơn nữa, Trọng tài thương mại là một chủ thể ra phán quyết nhưng là tổ chức phi chính phủ nên không có một quyền cưỡng chế nhà nước. Mà chỉ tùy trong trường hợp, điều kiện cụ thể thì Phán quyết Trọng tài được đảm bảo thi hành bởi cơ quan Thi hành dán dân sự.